Xây dựng năng lực cho các nhà hoạt động bảo tồn tương lai
Giới thiệu
Việt Nam được coi là một trong những nước buôn bán, trung chuyển và tiêu thụ một lượng lớn các sản phẩm từ động vật hoang dã (ĐVHD). Các nỗ lực bảo tồn tại Việt Nam bị cản trở bởi vấn đề thiếu năng lực của cán bộ và địa phương trong việc giám sát buôn bán các loài ĐVHD nguy cấp.
Mục tiêu chính của dự án là trao quyền cho các cá nhân, tổ chức, lãnh đạo và cộng đồng địa phương để giải quyết những thách thức trong việc buôn bán và tiêu thụ trái phép ĐVHD, cũng như nâng cao trách nhiệm trong việc bảo tồn ĐVHD.
Mục tiêu
Cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng thực địa và nghiên cứu trong bảo tồn cho các bạn trẻ ở Việt Nam;
Hỗ trợ học viên và các nhà bảo tồn trẻ mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp của họ;
Đóng góp vào nguồn dữ liệu nghiên cứu thông qua các báo cáo và công bố về bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam.
Hoạt động
Nâng cao tiêu chuẩn phúc lợi cho động vật hoang dã tại Việt Nam (CAW)
Một trong những công việc quan trọng của các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép là thực hiện công tác cứu hộ ĐVHD bị tịch thu và bảo vệ chúng trong ngắn hoặc dài hạn. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị lại có những tiêu chuẩn riêng về phúc lợi ĐVHD bị nuôi nhốt.
Nhằm xây dựng năng lực và nâng cao tiêu chuẩn phúc lợi cho ĐVHD tại Việt Nam, các khóa học “Phúc lợi động vật hoang dã bị nuôi nhốt” (CAW) của chúng tôi đã được tổ chức trong năm 2019 và 2021. Xem thêm thông tin về khoá học tại ĐÂY
Bạn có thể xem video tổng kết hoạt động thực địa của khóa học tại ĐÂY.
Phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam (CWT)
Việc buôn bán bất hợp pháp ĐVHD là mối đe dọa đối với sự sống các loài động vật, trong đó có con người. Nhằm nâng cao năng lực và tạo cơ hội cho các bạn trẻ tham gia bảo tồn thiên nhiên, chúng tôi đã tổ chức khóa học “Phòng chống buôn bán động vật hoang dã trái phép “(CWT) từ năm 2019 đến nay.
Xem thêm Phản hồi của cựu học viên về khóa học tại đây.
Đăng ký khóa học CWT 2023 đang mở, nhấp vào đây.
Chương trình đào tạo thạc sỹ
Mục tiêu của chúng tôi là hợp tác với các trường đại học và các viện nghiên cứu tại Việt Nam để phát triển và tổ chức khóa đào tạo Thạc sĩ đầu tiên tại Việt Nam về bảo tồn ĐVHD trong 10 năm tới.
Trong năm 2023, chúng tôi hợp tác với trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội để tích hợp bốn môn học về bảo tồn vào chương trình thạc sĩ dưới dạng tín chỉ tùy chọn. Các môn này sẽ cung cấp kiến thức và kỹ năng về phòng chống buôn bán ĐVHD trái phép, phúc lợi động vật, thực địa liên ngành, truyền thông bảo tồn & gây quỹ trong bảo tồn.
Chương trình của chúng tôi hướng đến đối tượng là các học viên cao học, các cán bộ tại các tổ chức phi chính phủ và các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn.
Khóa học này dự kiến tổ chức vào tháng 10 năm 2023. Hãy truy cập vào Website của WildAct để cập nhật các thông tin về khóa học.
Hội nghị sinh viên về bảo tồn thiên nhiên (SCNC)
Vào tháng 4 năm 2022, chúng tôi đã tổ chức Hội nghị Sinh viên về Bảo tồn Thiên nhiên (SCNC22). Đây là lần đầu tiên, một hội nghị dành cho sinh viên và các cán bộ trẻ trong lĩnh vực bảo tồn ĐVHD được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị đã thu hút được hơn 70 người tham dự cùng với các chuyên gia hàng đầu trong ngành. Tại hội nghị, các chuyên gia đã chia sẻ những kiến thức bổ ích liên quan đến ngành bảo tồn nhằm truyền cảm hứng và thúc đẩy sinh viên tham gia vào công tác bảo vệ ĐVHD.
Hội nghị đã được tổ chức thành công tốt đẹp với 08 giải thưởng được trao. Đây là một cơ hội quý giá, không chỉ riêng cho sinh viên mà còn cho các tổ chức gặp gỡ và tìm kiếm những nhân viên tiềm năng có thể đóng góp cho công tác bảo tồn.
Chúng tôi đang MỞ ĐĂNG KÍ NỘP ĐỀ TÀI cho SCNC 2023, ấn vào ĐÂY
Xem tóm tắt tổng kết SCNC 2022, ấn vào ĐÂY
Danh sách các chủ đề nghiên cứu được trình bày tại SCNC 2022 ấn vào ĐÂY
Đối tác
Các khóa học được tổ chức với sự hợp tác của các trường đại học, viện nghiên cứu của Việt Nam cùng các khách mời là các chuyên gia về luật, chính sách đến từ các tổ chức phi chính phủ trong nước, quốc tế cùng các đại sứ quán.
Đại học và Học viện
Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội;
Đại học Vinh;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
Học viện Cảnh sát Nhân dân;
Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (IEBR);
Các tổ chức phi chính phủ quốc tế
Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á (ATP);
Tổ chức Động vật Châu Á (AAF);
Free the Bears (FTB);
Fauna and Flora International (FFI) - Việt Nam và Campuchia;
Wildlife Conservation Society (WCS) - Việt Nam và Campuchia;
TRAFFIC
PanNature
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN);
Sở thú San Diego.
Các tổ chức phi chính phủ trong nước
Save Vietnam Wildlife (SVW);
GreenViet;
Four Paws Việt Nam;
CHANGE;
Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC);
Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD);
Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học và các loài nguy cấp (CBES).
Đại sứ quán
Đại sứ quán Anh
Đại sứ quán Tây Ban Nha